XỬ LÝ NỆM BỊ THẤM NƯỚC CỰC DỄ TẠI NHÀ VỚI 4 VẬT DỤNG

XỬ LÝ NỆM BỊ THẤM NƯỚC TẠI NHÀ

Trong quá trình sử dụng, nệm không thể tránh khỏi việc bị thấm nước do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Đa số khi nệm bị ướt, người sử dụng sẽ mang nệm ra phơi nắng hoặc lấy máy sấy làm khô vùng ướt, những cách này tuy nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ làm cho chiếc nệm nhanh hư hỏng hơn. Dưới đây là những phương pháp mà Uuviet Solutions đã đúc kết được, giúp bạn làm khô nhanh chóng mà vô cùng đơn giản lại bảo vệ được chiếc nệm của bạn, cùng tìm hiểu nhé!

1. Tác hại khi không xử lý nệm bị thấm nước kịp thời

Nệm bị thấm nước hay ướt lâu ngày không xử lý sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình và chất lượng nệm

Nệm bị thấm nước, ẩm ướt lâu ngày tạo môi trường cho vi khuẩn và ẩm mốc sinh trưởng và phát triển, tạo mùi hôi khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, sức khỏe, gây ra các bệnh về da, đường hô hấp,…

Ngoài ra, không xử lý nệm bị thấm nước kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, tuổi thọ nệm, làm chúng mất dần các tính năng đàn hồi, thoáng khí,…. khiến nệm nhanh hỏng hơn.

2. Xử lý nệm bị thấm nước tại nhà với các nguyên liệu đơn giản

2.1 Sử dụng baking soda

Sử dụng baking soda để xử lý nệm bị ướt

Baking soda có tính kiềm nên khả năng khử mùi, hút nước và loại bỏ vết bẩn rất tốt. Hòa tan baking soda với nước rồi phun trực tiếp lên bề mặt nệm ở các vị trí bị ướt, để nguyên trong vòng 30p, sau đó phơi khô nệm.

Nếu không có baking soda, có thể thay thế bằng các loại hóa chất tẩt rửa nhưng lưu ý đừng chọn loại có nồng độ tẩy quá mạnh vì sẽ làm giảm tuổi thọ chiếc nệm và ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình.

Baking soda thường được dùng để xử lý và khử mùi các loại nệm bông ép, nệm lò xo hoặc nệm foam bị thấm nước.

2.2 Sử dụng khăn bông

Dùng khăn bông hút nước là phương pháp đơn giản để làm khô nệm

Trong trường hợp nệm bị thấm nước lọc thông thường thì có thể dùng khăn bông để làm khô. Dùng tay ấn mạnh khăn xuống nệm để hút nước, lặp lại nhiều lần cho đến khi nệm khô, có thể sử dụng quạt gió để quá trình hút nước nhanh hơn. Xử lý nệm bị thấm nước bằng khăn bông có thể áp dụng cho nhiều loại nệm khác nhau.

2.3 Sử dụng phấn rôm

Phấn rôm có thể làm khô nệm với khả năng thấm hút nước tốt

Phấn rôm thành phần chính là Magnesi carbonat có tác dụng hút nước. Sau khi tháo ga nệm, rắc một ít bột phấn lên vùng nệm bị ướt sau đó dùng máy hút bụi để hút sạch lượng phấn và hơi nước còn thừa trong nệm.

Xem thêm: Tips xử lý ẩm mốc nệm đơn giản tại nhà

2.4 Sử dụng cồn

Sử dụng cồn để xử lý nệm bị thấm nước và khử mùi

Ngoài khả năng khử trùng, cồn còn có thể khử mùi và hút nước cực tốt. Với những chiếc nệm bị ướt do các loại nước có mùi gây ra, hãy dùng cồn đổ lên vết ướt và phơi ở nơi thoáng gió trong vòng 1 đến 2 giờ, mùi và vết ướt sẽ biết mất. Sau đó, dùng một ít tinh dầu thơm mà bạn thích để xử lý đi mùi cồn.

2.5 Lưu ý khi làm khô nệm

Nệm nên được phơi ở nơi thoáng gió, hoặc dùng quạt mát để giúp khô nhanh hơn. Không được phơi dưới trời nắng gắt, không dùng máy sấy, máy hút nóng hoặc bàn ủi để làm khô nệm vì nền thiệt cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt nệm cao su khi nóng chảy ảnh hưởng cực kì xấu đến sức khỏe của gia đình.

Trường hợp nệm bị ướt quá nhiều thì có thể đem ra phơi nắng nhưng trước đó nên thấm bớt nước bằng khăn bông để nhanh khô và liên tục lật nệm để không bị bốc mùi cháy nắng khó chịu.

3. Một số biện pháp giúp nệm hạn chế bị thấm nước

3.1 Sử dụng tấm bảo vệ nệm

Tấm bảo vệ nệm có khả năng ngăn chặn các chất bẩn thâm nhập sâu vào bên trong và hạn chế nước thấm vào nệm.

Khi sử dụng tấm bảo vệ nệm, trong trường hợp bị dính nước, bạn chỉ cần thay một tấm khác hoặc lấy nó ra vệ sinh và sau đó sử dụng bình thường. Sử dụng tấm bảo vệ nệm giúp nệm được bảo quản tốt hơn và cũng để dễ dàng vệ sinh hơn.

3.2 Sử dụng ga chống thấm

Sử dụng ga chống thắm giúp giảm tình trạng nệm bị thấm nước

Ngoài ra, để tránh việc nệm bị ướt có thể sử dụng tấm trải nệm chống thấm đặt phía trên sau đó trả ga nệm như bình thường. Khi vô tình nước bị rơi trên nệm sẽ thấm vào tấm trải nệm chống thấm, chỉ cần cởi tấm ga phủ ra rồi vệ sinh tấm chống thấm.

Bên cạnh đó, ga chống thấm còn có thể loại bỏ những ẩm mốc từ ngoài môi trường tác động đến chiếc nệm, bảo vệ nệm sạch sẽ, bền đẹp.

Tấm phủ microfiber của Dream Master với tính năng hút ẩm cao, hạn chế nệm bị ướt

Vừa rồi là những thông tin mà Uuviet Solutions tổng hợp được về các phương pháp xử lý các loại nệm bị thấm nước ngay tại nhà một cách dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài việc phải bảo quản và xử lý nệm bị ướt cẩn thận, bạn cũng nên vệ sinh nệm định kỳ để chiếc nệm được sử dụng lâu hơn, tiết kiệm các khoảng chi phí.

Tham khảo Tips vệ sinh nệm đơn giản tại nhà

Thông tin chi tiết:

𝐔𝐔𝐕𝐈𝐄𝐓 𝐒𝐎𝐋𝐔𝐓𝐈𝐎𝐍𝐒 (𝐔𝐕𝐒) – GIẢI PHÁP PHÒNG TẮM TỐI ƯU

🏢 Showroom 1: 1T Trần Não, P. An Phú, Thành phố Thủ Đức, TP. HCM

🏢 Showroom 2: A25-A26 KDC Kim Sơn, Đường Nguyễn Hữu Thọ, P. Tân Phong, Quận 7, TP. HCM

🏢 Văn phòng đại diện: CT4B-X2 Bắc Linh Đàm, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

☎️ Hotline: 028 7778 6789

 Fanpage: https://www.facebook.com/uuvietsolutionsverify