MẸO ĐƠN GIẢN ĐỂ XỬ LÝ CHIẾC NỆM ĐANG BỊ ẨM MỐC

MẸO ĐƠN GIẢN ĐỂ XỬ LÝ CHIẾC NỆM ĐANG BỊ ẨM MỐC​

Sau khi trở về từ một ngày học tập và làm việc mệt mỏi, niềm hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản là ngã lưng vào chiếc nệm thân thuộc để thư giản cả cơ thể. Thật tồi tệ nếu bạn nhận ra, nơi nghỉ ngơi yêu thích bỗng xuất hiện một vài vết đen hay bốc mùi khó chịu. Ẩm mốc nệm là mối lo ngại lớn nhất cho giấc ngủ của bản thân và gia đình, vì vậy, hiểu rõ nguyên nhân là điều cần thiết để bạn có thể mau chóng tìm được giải pháp xử lý và phòng ngừa, đảm bảo sức khỏe cho gia đình và lấy lại mỹ quan không gian của căn phòng.

1. Ẩm mốc trên nệm trông như thế nào?

Nấm mốc trên nệm là gì và cách phát hiện ẩm mốc

1.1  Mốc trên nệm là gì?

Nấm mốc hay mốc trên nệm là một loại vi khuẩn có chân hạch, thường có dạng hình sợi, được cấu tạo từ diệp lục và sống kí sinh. Chúng thường xuất hiện trong nhà và phát triển rất mạnh mẽ trong môi trường ẩm hoặc chứa nhiều chất hữu cơ phù hợp. 

Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời thì ẩm mốc sẽ gây hại đến sức khỏe người sử dụng nệm và có thể phá hủy dần dần vật dụng trong ngôi nhà của bạn.

1.2  Cách phát hiện nệm bị ẩm mốc 

Ẩm mốc trên nệm rất dễ dàng để nhận biết thông qua một số biểu hiện bên ngoài

1.2.1 Xuất hiện mùi ẩm khó chịu

Cách dễ nhận biết nhất ẩm mốc là chiếc nệm bỗng xuất hiện mùi rất khó chịu, mùi mốc rất hăng đặc trưng. Nếu bạn chưa từng ngửi qua thì hãy tưởng tượng đến mùi của không khí những lúc trước và sau cơn mưa.

1.2.2 Nệm bị đổi/ngả màu

Mốc thường xuất hiện trên bề mặc chiếc nệm dưới dạng các đốm đen hoặc các vùng bẩn rộng. Chúng có thể không bị phát hiện trong một thời gian dài do nệm thường được bao phủ bởi các tấm ga trải giường, chỉ những khi tiến thành vệ sinh, giặt giũ thì mới bị nhìn thấy, nhưng cũng khá dễ dàng làm sạch. Hãy nhớ rửa tay thật kỹ sau khi chạm vào nơi bề mặt bị ẩm mốc.

Nấm mốc có thể phá hủy cả một bức tường bên tông rắn chắc

1.2.3 Bề mặt của nệm bị cong/vênh

Nấm mốc có thể làm cong cả một bề mặt cứng và rắn chắc như bức tường bê tông. Nếu nhìn thấy nệm và những mặt phẳng xung quanh bị cong, sủi bọt, bong tróc thì rất có thể chiếc nệm đã bị ẩm mốc

1.2.4 Người sử dụng xuất hiện cái triệu chứng bệnh về hô hấp 

Chiếc nệm là vật dụng tiếp xúc hằng ngày với chúng ta, lâu ngày nếu không phát hiện vấn đề ẩm mốc có thể gặp các vấn đề về sức khỏe da liễu và đường hô hấp, đặc biệt với trẻ nhỏ, người cao tuổi hoặc người bị hen suyễn, suy giảm miễn dịch. 

2. Tại sao trên nệm của bạn lại có ẩm mốc?

Một số nguyên nhân gây ra ẩm mốc trên chiếc nệm của gia đình bạn

2.1 Độ ẩm cao

Thời tiết nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trưng của Việt Nam là một trong những điều kiện thuận lợi để ẩm mốc và vi khuẩn gây hại phát triển. Đặt biệt khi phòng ngủ quá kín, độ thông gió và chiếu sáng không tốt; cửa chính đặt cạnh bụi rậm, ao hồ làm tăng độ ẩm của căn phòng, tạo môi trường để mốc hoành hành phát triển.

2.2 Môi trường vật chất hữu cơ

Những hoạt động thường ngày trên nệm từ người sử dụng hay vật nuôi cũng tạo ra một nguồn chất hữu cơ cung cấp môi trường cho mốc tìm đến, sinh sôi như:

  • Chảy mồ hôi, rụng tóc, lông

  • Lông của thú cưng rụng

  • Vụn thức ăn, đồ uống rơi trên nệm

  • Vết tè dầm của trẻ sơ sinh

Các hoạt động thường ngày trên nệm tạo môi trường hữu cơ phù hợp cho ẩm mốc phát triển nhanh chóng hơn

Nguồn hữu cơ này nếu không được xử lý kịp thời sẽ tạo môi trường ẩm thấp, làm mốc phát triển nhanh hơn và càng khó để làm sạch, có thể ủ mầm bệnh gây nguy hiển cho bạn trên chính nơi mà chúng ta nghỉ ngơi mỗi ngày.

2.3 Nguồn gốc xuất xứ và thời gian sử dụng nệm

Hạn dùng” của nệm là vấn đề ít ai quan tâm đến bởi vì khách hàng thường nghĩ “của bền tại người”, nhưng khi sử dụng vượt quá thời gian mà nhà sản xuất đề ra, nệm sẽ không còn độ đàn hồi và mức độ ẩm mốc cũng nghiêm trọng hơn. 

Nệm biết rõ xuất xứ khả năng kháng khuẩn và chống ẩm mốc càng cao

Xuất xứ của nệm cũng là vấn đề cần được quan tâm, nếu nguồn gốc không rõ ràng đồng nghĩa với việc không đảm bảo được quy trình kiểm định chất lượng, khả năng kháng khuẩn và chống ẩm cũng không tối ưu khiến ẩm mốc xuất hiện cực kì nhanh. Vừa gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vừa phải tốn chi phí để đổi một chiếc nệm mới.

2.4 Đặt nệm trên sàn nhà

Đối với những căn phòng có diện tích nhỏ, người chủ thường cho đặt trực tiếp chiếc nệm xuống sàn nhà để tiết kiệm không gian. Nhưng bất kể sàn của bạn dù đã được trải thảm hay gỗ cứng, ẩm cũng sẽ bám được vào nệm. Bề mặt nệm tiếp xúc với sàn do không có không khí xâm nhập để làm khô vùng bị ẩm nên làm mốc phát triển nhanh hơn.

3. Tác hại của ẩm mốc trên nệm đối với sức khỏe

Ẩm mốc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gia đình đặc biệt là các bện về đường hô hấp

Chiếc nệm là thứ tiếp xúc trực tiếp hằng ngày với mỗi người, nếu chúng bị mốc ảnh hưởng cực kỳ xấu đến sức khỏe, đặc biệt là về đường hô hấp. Một số triệu chứng mà người sử dụng tiếp xúc với ẩm mốc lâu ngày có thể mắc phải, đặc biệt là sau mỗi khi thức dậy như: Viêm da, bệnh kích ứng/dị ứng cũ trở nên nghiêm trọng hơn, hơi thở khò khè, đau đầu, ngứa mắt, nghẹt mũi và kiệt sức,…. Nhưng sau đó bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi ra khỏi nệm.

4. Làm thế nào để xử lý mốc ở trên nệm

Mốc trên nệm có thể được xử lý bằng các phương pháp dễ dàng tại nhà

Ẩm mốc khi phát hiện sớm khá dễ để xử lý, một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng:

  • Hút bụi ở cả hai mặt của chiếc nệm, sau đó vệ sinh thật sạch bộ chứa để tránh sự lây lan.

  • Nhúng miếng vải vào hỗn hợp cồn tẩy rửa và nước ấm, vắt ráo nước, sau đó chà xoay tròn lên chỗ mốc, hãy nhớ hong khô vị trí cần làm sạch nếu không muốn mốc quay trở lại.

  • Mang nệm phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời, vừa loại bỏ vừa giúp phòng ngừa ẩm mốc hiệu quả.

  • Ngoài ra, có thể loại bỏ ẩm mốc bằng một số vật liệu như: nước cốt chanh, baking soda, rượu, hóa chất chuyên dụng,…

5. Cách để phòng ngừa nệm bị ẩm mốc

Phòng ngừa ẩm mốc chính là cách tốt nhất để bảo vệ chiếc nệm và sức khỏe của gia đình

Chiếc nệm sau khi được xử lý sạch sẽ thì ẩm mốc vẫn có nguy cơ quay trở lại làm phiền đến cuộc sống của bạn. Vì vậy, tốt hơn hết chúng ta nên có những hành động, biện pháp ngăn ngừa ngay trong những thói quen sinh hoạt hằng ngày để bảo vệ giấc ngủ của gia đình.

Để phòng tránh tốt nhất điều quan trọng bạn phải nhớ là luôn đặt nệm ở nơi khô ráo, thoáng khí và kết hợp một số biện pháp

5.1 Thường xuyên vệ sinh nệm, phòng ngủ và thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Giặt chăn ga gối nệm định kì.

  • Sử dụng ga chống nước.

  • Mở cửa sổ vào buổi sáng hoặc chiều để ánh mặt trời chiếu vào không gian phòng ngủ giúp tiêu diệt vi khuẩn.

  • Hút bụi, hút ẩm và lọc không khí thường xuyên.

  • Phát quang bụi rậm xung quanh phòng ngủ.

  • Hạn chế ăn uống, chải tóc, cho thú cưng lên nệm

Vệ sinh khu vực phòng ngủ và chiếc nệm, cũng như thay đổi các thói quen sinh hoạt không tốt giúp phòng ngừa ẩm mốc rất hiệu quả

5.2 Thay mới và sử dụng nệm có khả năng chống ẩm mốc

Tuổi thọ của chiếc nệm là từ 5-7 năm đối với chất liệu bông ép và lò xo và 20 năm đối với cao su thiên nhiên. Chiếc nệm bị quá hạn vừa làm giảm chất lượng giấc ngủ vừa tạo môi trường cho ẩm mốc phát triển nhanh chóng, vì vậy cần phải thay chiếc nệm cũ trước khi chúng bị “quá đát”.

Hiện nay trên thị trường có một số loại nệm có khả năng kháng khuẩn và chống ẩm mốc cao như cao su thiên nhiên, nệm lò xo,… Chiếc nệm lò xo túi cao cấp Dream Passion đến từ thương hiệu nệm Dream Master đang được bán tại các Showroom của UUVIET SOLUTIONS là một trong những lựa chọn tối ưu cho việc hạn chế ẩm mốc lại vừa có giá thành phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

Thông tin về Uuviet Solutions:

𝐔𝐔𝐕𝐈𝐄𝐓 𝐒𝐎𝐋𝐔𝐓𝐈𝐎𝐍𝐒 (𝐔𝐕𝐒) – GIẢI PHÁP PHÒNG TẮM TỐI ƯU

🏢 Showroom 1: 1T Trần Não, P. An Phú, Thành phố Thủ Đức, TP. HCM

🏢 Showroom 2: A25-A26 KDC Kim Sơn, Đường Nguyễn Hữu Thọ, P. Tân Phong, Quận 7, TP. HCM

🏢 Văn phòng đại diện: CT4B-X2 Bắc Linh Đàm, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

☎️ Hotline: 028 7778 6789

🔹Fanpage: https://www.facebook.com/uuvietsolutionsverify