CÓ NÊN XÂY NHÀ VỆ SINH DƯỚI CẦU THANG KHÔNG?
Việc tận dụng gầm cầu thang để bố trí thêm một nhà vệ sinh đang trở thành xu hướng trong các thiết kế nhà ở hiện đại, đặc biệt là tại các đô thị có diện tích hạn chế. Tuy nhiên, liệu giải pháp này có thực sự tối ưu? Có phạm phong thủy hay không? Và nếu xây thì nên lưu ý điều gì để tránh rủi ro? Bài viết dưới đây cùng Uuviet Solutions giải đáp chi tiết có nên xây nhà vệ sinh dưới cầu thang hay không?
XU HƯỚNG THIẾT KẾ NHÀ VỆ SINH DƯỚI CẦU THANG HIỆN NAY
Khi diện tích nhà ở ngày càng thu hẹp, đặc biệt trong các căn hộ nhỏ, nhà phố hay nhà ống, thì từng mét vuông đều có giá trị sử dụng cao. Do đó, không gian dưới cầu thang – vốn là khu vực ít được tận dụng ngày càng được biến hóa linh hoạt, trong đó phổ biến là làm nhà vệ sinh nhỏ.

Việc bố trí nhà vệ sinh tại vị trí này cần dựa trên một số tiêu chuẩn tối thiểu về chiều cao và diện tích:
Chiều cao trần: nên đạt tối thiểu từ 1,7m – 1,9m để người dùng có thể đứng thẳng thoải mái.
Kích thước tối thiểu: khoảng 80cm x 140cm. Trong điều kiện hạn chế, có thể tận dụng diện tích 70cm x 130cm nếu sử dụng các thiết bị vệ sinh loại nhỏ.
Cửa nhà vệ sinh: nên lắp dạng mở ra ngoài để tối ưu diện tích bên trong.
ƯU ĐIỂM KHI XÂY NHÀ VỆ SINH DƯỚI GẦM CẦU THANG
Tối ưu công năng sử dụng
Việc có thêm một nhà vệ sinh phụ dưới cầu thang sẽ giúp các thành viên trong gia đình thuận tiện hơn trong sinh hoạt, đặc biệt vào giờ cao điểm như buổi sáng hoặc khi nhà có khách. Không chỉ vậy, khách đến chơi sẽ dễ dàng sử dụng mà không cần di chuyển sâu vào không gian riêng tư như phòng ngủ.
Tận dụng không gian bị lãng phí
Chân cầu thang thường là khoảng trống ít giá trị sử dụng nếu để nguyên. Việc chuyển hóa thành nhà vệ sinh sẽ giúp tận dụng triệt để diện tích này, đồng thời làm giảm sự trơ trọi, mất thẩm mỹ cho khu vực này nếu để trống.

HẠN CHẾ KHI ĐẶT NHÀ VỆ SINH DƯỚI CHÂN CẦU THANG
Gây mất thẩm mỹ cho tổng thể cầu thang
Cầu thang không chỉ là lối đi mà còn là điểm nhấn trong thiết kế nội thất. Nếu được đầu tư đẹp và tỉ mỉ, việc đặt nhà vệ sinh ngay phía dưới sẽ làm mất cân đối, phá vỡ tổng thể kiến trúc ban đầu.
Diện tích nhỏ, không gian chật chội
Khu vực dưới cầu thang thường không vuông vắn, có trần dốc thấp. Điều này khiến việc sử dụng nhà vệ sinh gặp bất tiện, đặc biệt khi đứng sử dụng lavabo hoặc di chuyển trong không gian hẹp.
Nguy cơ phát sinh mùi và độ ẩm
Nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng và thông gió đúng cách, nhà vệ sinh dưới cầu thang có thể là nguồn phát tán mùi khó chịu cho cả tầng trệt – vốn là khu vực sinh hoạt chung như phòng khách, phòng ăn.
Không tốt về mặt phong thủy
Trong phong thủy, nhà vệ sinh là nơi phát sinh uế khí. Khi đặt tại vị trí dưới cầu thang – nơi được xem là “đường dẫn khí” chính của ngôi nhà – có thể gây xung đột năng lượng, ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe và vận may của gia chủ.

CÁCH HÓA GIẢI PHONG THỦY KHI CẦN XÂY NHÀ VỆ SINH DƯỚI CẦU THANG
Dù phong thủy khuyên nên tránh, nhưng nếu bắt buộc phải bố trí nhà vệ sinh tại khu vực này, vẫn có một số cách hóa giải giúp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực:
Chỉ dùng làm WC cơ bản, không làm phòng tắm
Không nên biến nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang thành phòng tắm đầy đủ vì sẽ làm tăng độ ẩm, dễ phát sinh nấm mốc và ảnh hưởng đến khí lưu. Tốt nhất chỉ nên bố trí bồn cầu, chậu rửa tay và gương soi.
Đảm bảo thông thoáng và sạch sẽ
Trang bị quạt hút mùi, cửa sổ nhỏ hoặc hệ thống thông gió để không khí luôn lưu thông.
Dọn dẹp, cọ rửa thường xuyên để ngăn mùi và tránh tích tụ vi khuẩn.
Có thể sử dụng thêm túi thơm, cây xanh nhỏ, tinh dầu,… để tạo hương thơm dễ chịu.

Tránh đặt nhà vệ sinh ở hướng xấu
Hai hướng Đông Bắc và Tây Nam đại diện cho hành Thổ, tương khắc với hành Thủy của nhà vệ sinh, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe và vận khí. Cần tránh đặt nhà vệ sinh ở các hướng này.
Không đặt tại trung tâm ngôi nhà
Vị trí trung tâm nhà thường là điểm hội tụ vượng khí, nếu bố trí nhà vệ sinh tại đây sẽ làm giảm sinh khí, ảnh hưởng không tốt đến tài lộc. Nếu cầu thang nằm giữa nhà, nên dùng không gian dưới cầu thang vào mục đích khác như tủ sách, tủ trưng bày, hoặc góc thư giãn.
Đặt cây xanh để hóa giải năng lượng xấu
Cây xanh không chỉ làm đẹp không gian mà còn giúp thanh lọc không khí, hút ẩm, và cân bằng năng lượng phong thủy. Một số loại cây ưa bóng, phù hợp cho vị trí này gồm: Trầu bà, Lan chi, Thiết mộc lan, Nha đam,…

Xây nhà vệ sinh dưới cầu thang có thể là giải pháp hữu ích về mặt công năng, đặc biệt trong các không gian nhỏ. Tuy nhiên, giải pháp này cũng tiềm ẩn nhiều hạn chế liên quan đến phong thủy, thẩm mỹ và sự tiện nghi khi sử dụng. Nếu bắt buộc phải xây dựng, hãy đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc thiết kế, lưu thông khí, và bố trí hợp lý để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực. Nếu cần tư vấn thiết kế nhà vệ sinh phù hợp và đẹp mắt cùng những sản phẩm thiết bị vệ sinh chất lượng, Uuviet Solutions luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn!